test

Tết Trung Thu- Chuseok (추석) một trong những ngày Tết lớn và rất đỗi quan trọng với người Hàn Quốc. Ngày này là ngày để gia đình đoàn tụ dù các thành viên có ở xa đến mấy, mọi người cũng cố gắng tụ họp về nhà để có thể cùng ngồi chuyện trò ăn uống và tận hưởng thành quả của vụ thu hoạch duy nhất trong 1 năm. 

Hãy cùng đọc để tiếp cận gần hơn với những nét văn hóa tập quán của người Hàn Quốc qua những tìm hiểu về dịp Têt Trung Thu ( Chuseok) này. 

Ý nghĩa của ngày lễ Chuseok (Hangawi) 

Chuseok là một trong ba dịp lễ chính của Hàn Quốc, cùng với Seollal (Ngày đầu năm mới) và Dano (ngày mùng 5, tháng 5 âm lịch) và cũng được biết đến với tên Hangawi (한가위). Han có nghĩa là “lớn” và gawi có nghĩa là “ngày rằm Tháng 8/ Mùa thu” (ngày 15 tháng 8 âm lịch là khi trăng tròn vụ mùa xuất hiện). Hangawi/Chuseok là ngày mà người Hàn Quốc, người nông dân xuyên suốt các thời kỳ lịch sử tạ ơn tổ tiên vì một mùa màng bội thu trong năm và chia sẻ sự sung túc của họ với gia đình và bạn bè.            
Mặc dù nguồn gốc chính xác của Chuseok còn chưa rõ ràng, nhưng ngày lễ truyền thống này có thể được tìm thấy qua tín ngưỡng cổ xưa xung quanh mặt trăng. Mặt trời mọc được xem là thông thường nhưng trăng tròn thì chỉ xuất hiện một tháng một lần nên được xem là một sự kiện đặc biệt và đầy ý nghĩa. Vì vậy, lễ hội mùa thu hoạch diễn ra vào ngày trăng tròn, sáng hoặc ngày 15 tháng 8 âm lịch.    
 Phong tục Chuseok    
Vào buổi sáng ngày Chuseok, các món ăn được chuẩn bị với nguyên liệu tươi từ vụ mùa trong năm được bày biện để làm lễ Charye tạ ơn tổ tiên (lễ cúng gia tiên). Sau Charye, các gia đình đến viếng mộ tổ tiên của họ và tham gia vào nghi thức nhổ cỏ mọc trên gò chôn cất. Qua hoàng hôn, các gia đình và bạn bè đi dạo và ngắm vẻ đẹp của trăng tròn mùa thu hoạch hoặc chơi các trò chơi dân gian như Ganggangsullae (Điệu nhảy vòng tròn của Hàn Quốc). 
   Charye (lễ cúng gia tiên)             

Vào buổi sáng ngày lễ Chuseok, các thành viên gia đình quây quần tại nhà của họ để tổ chức lễ cúng (được gọi là Charye, 차례) để tưởng niệm tổ tiên của họ. Lễ Charye chính thức được tổ chức hai lần trong năm: trong dịp lễ Seollal (Ngày đầu năm mới) và Chuseok. Sự khác biệt giữa hai lễ Charye này là trong dịp Seollal, món ăn đại diện chính là Tteokguk, món canh bánh gạo còn trong dịp lễ Chuseok, các món ăn đại diện chính là gạo mới thu hoạch, rượu và songpyeon (bánh gạo). Sau lễ cúng, các thành viên gia đình cùng nhau ngồi bên bàn ăn để thưởng thức các món ăn ngon.  
     Beolcho (tảo mộ) và Seongmyo (viếng mộ tổ tiên)
       
Việc viếng mộ trong dịp lễ Chuseok được biết với tên Seongmyo (성묘). Trong dịp này, các thành viên gia đình nhổ cỏ mọc xung quanh mộ vào mùa hè, được gọi là Beolcho (벌초). Phong tục này được xem là một nghĩa vụ và một cách biểu lộ sự thành kính đối với gia đình. Vào các ngày cuối tuần, khoảng một tháng trước dịp lễ Chuseok, các con đường cao tốc của Hàn Quốc trở nên cực kỳ đông đúc vì các gia đình đến thăm viếng mộ tổ tiên để làm tròn nghĩa vụ của mình. Sau đó họ lại đến viếng mộ lần nữa vào dịp lễ Chuseok.  
  Ssireum (Đấu vật Hàn Quốc)  

Trong trận đấu, hai đô vật đối mặt ở giữa một hố cát tròn và tìm cách vật ngã đối phương bằng sức mạnh và kỹ năng của mình qua vòng đấu một chọi một. Đô vật cuối cùng còn lại sau một loạt trận đấu được xem là người chiến thắng và được vinh danh là người đàn ông khỏe nhất của làng, được mang về nhà giải thưởng là vải, gạo hoặc một con bê.
   Ganggangsullae (Điệu nhảy vòng tròn Hàn Quốc)

Trong nhảy điệu này, những người phụ nữ mặc Hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc) cùng nắm tay tạo thành một vòng tròn và cùng nhau hát trong đêm trăng tròn vụ mùa hoặc vào ngày lễ Chuseok. Có nhiều câu chuyện về nguồn gốc của điệu nhảy này. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất kể rằng điệu nhảy này có từ Triều đại Joseon (1392-1910) khi quân đội Hàn Quốc cho phụ nữ trẻ trong làng mặc quân phục và đứng thành vòng tròn quanh núi để trông giống như quân đội Hàn Quốc có số lượng đông hơn thực tế khi nhìn từ phía đối phương. Quân đội Hàn Quốc đã giành được nhiều chiến thắng một phần nhờ có chiến thuật nghi binh này.                 
Chuseokbim (Váy Chuseok)   

Bim đề cập đến việc tự trang điểm bằng quần áo mới vào dịp lễ hoặc các bữa tiệc. Nói rộng ra thì có hai loại: seolbim và chuseokbim. Trong quá khứ, mọi người tự trang điểm với váy truyền thống Hàn Quốc, hanbok, nhưng ngày nay mọi người thường mua quần áo hiện đại phương tây hoặc không chuẩn bị bim nữa.       
  Đồ ăn Chuseok   
Chuseok kỷ niệm vụ mùa bội thu khi trái cây và ngũ cốc dồi dào. Mọi người sử dụng gạo mới thu hoạch để nấu cơm trắng, làm bánh gạo và rượu.     

Xem thêm: >> Cách làm bánh trung thu Hàn Quốc
·
                     Songpyeon

Songpyeon (송편) là một trong những món ăn đặc trưng của ngày lễ Chuseok. Món bánh gạo này được làm từ bột gạo nhào đến kích cỡ nhỏ hơn chút ít quả bóng gôn và có nhân là hạt vừng, đậu, đâu đỏ, hạt dẻ, hoặc các nguyên liệu bổ dưỡng khác. Khi hấp songpyeon, bánh gạo được xếp lớp với lá thông để tạo thêm hương thơm quyến rũ của lá thông. Vào đêm trước ngày lễ Chuseok, toàn gia đình tập trung cùng làm songpyeon. Một giai thoại Hàn Quốc cổ nói rằng người nào làm được songpyeon đẹp sẽ gặp được người bạn đời tốt hoặc sinh được một đứa con xinh đẹp. Không có gì ngạc nhiên khi tất cả các thành viên còn độc thân trong gia đình đều cố hết sức để làm songpyeon đẹp nhất!            
·        
                               Rượu 

Một yếu tố chính khác của ngày lễ Chuseok là rượu truyền thống. Vào lễ Chuseok, các gia đình và họ hàng tập trung lại và làm lễ cúng gia tiên với rượu làm từ của vụ mùa mới. Sau lễ cúng, họ ngồi ngồi quây quần bên nhau cùng uống rượu và ăn các món ăn.    
KTO
DỊCH VỤ VISA DU LỊCH TỰ TÚC HÀN QUỐC
Thời gian làm: 10 ngày làm việc
Phí dịch vụ: 125 $ 
 
DỊCH VỤ DU HỌC HÀN QUỐC UY TÍN
 
 
Top