test


Trang phục

Trang phục đặc thù của Hàn Quốc được may phù hợp với phương thức sinh hoạt của người Hàn Quốc gọi là “Hanbok” - một biểu tượng của văn hoá nước này. Hanbok với đường cong và đường thẳng hài hoà tạo ra đường nét rất đẹp và có thể che dấu những khuyết điểm của cơ thể.

Vẻ đẹp của Hanbok thể hiện ở đường cong mềm mại của Chogori (áo khoác lửng) và Baerae (cánh tay áo) như bay phất phới trải dài xuống mũi giầy. Ngoài ra, màu trắng tinh khiết Chogori của Hanbok mang lại nét cân đối hài hoà của toàn thể chiếc áo, nâng cao hơn một tầng vẻ duyên dáng của Hanbok. Đặc biệt, hình dáng thiếu nữ Hàn Quốc mặc váy Chogori vải gai màu trắng cho thấy sự tuyệt mỹ của vẻ đẹp truyền thống và thuần khiết. Để mặc Hàn Quốc một cách duyên dáng thì cần phải mặc áo lót thật khéo léo thì mới làm nổi bật nét đặc sắc của áo. Vốn dĩ màu căn bản của Hanbok là màu trắng, tuỳ theo mùa hoặc nghi lễ ... thì có sự khác nhau về cách mặc, nguyên liệu, màu sắc ... Bước vào thời hiện đại chỉ mỗi khi có dịp quan trọng trong gia đình hoặc lễ tết người Hàn Quốc mới mặc Hanbok, còn lúc bình thường mặc comple, nhưng dạo này với những ưu điểm của mình, những bộ trang phục Hanbok phù hợp với sinh hoạt và thiết thực đang được phổ cập rộng rãi và ngày càng có nhiều người mặc Hanbok như trang phục thường nhật.

Đồ trang sức và giầy
Đồ trang sức của Hanbok: vật trang trí được gắn trên ngực áo, cái kẹp ở trên mái tóc rẽ ngôi và nhiều loại túi và trâm cài tóc với hình dáng khác nhau. Chủng loại giầy truyền thống gồm có giầy được thêu hình hoa văn trên vải, giầy được làm bằng da, giầy gỗ đi vào ngày trời mưa và giầy được bện bằng rơm. 

Ẩm thực hàng ngày
Món ăn hàng ngày của người Hàn Quốc có cơm ăn cùng các món ăn khác. Nguyên liệu món ăn của Hàn Quốc không chỉ đa dạng mà còn chế biến ra rất nhiều loại món ăn tuỳ theo khu vực và mùa với nghệ thuật nấu nước khéo léo. Đặc biệt, các loại thực phẩm lên men như kimchi hoặc tương là món ăn đặc thù của Hàn Quốc đáng tự hào trên thế giới. Thực phẩm chính của Hàn Quốc là gạo, và có các món ăn như canh, lẩu với nhiều loại nguyên liệu, ngoài ra còn sử dụng rau hoặc thịt làm các món ăn như rau củ muối, rau củ trộn xì dầu, tương ớt, mắm cá, thịt khô, món kho, lẩu thập cẩm… các món Kimchi, tương, mắm cá luôn được dọn trong mâm cơm. Đặc trưng của món ăn Hàn Quốc thường có gia vị, hầu hết các món ăn đều được chế biến với các gia vị như xì dầu, hành lá, tỏi, muối vừng, dầu vừng, hạt tiêu, bột ớt.

Kim chi
Kimchi là món ăn lên men đặc trưng không thể thiếu trong bàn ăn của người Hàn Quốc. Nguyên liệu chính của Kimchi là cải thảo rắc muối trộn với hỗn hợp các gia vị khác (bột ớt, tỏi, gừng, hành lá, củ cải…) và mắm cá, nhằm nâng cao độ chín tới và vị ngon của món ăn qua tính a-xít lactic ở nhiệt độ thấp nên có tên gọi là thực phẩm lên men. Kimchi ngon là kimchi phải được bảo quản ở một nhiệt độ nhất định, tạo được độ lên men vừa phải mang lại vị ngon, và có thể bảo quản được lâu, tổ tiên sáng suốt của chúng ta đã tận dụng biên pháp bảo quản kimchi thích hợp với từng mùa, từng địa phương để có thể thưởng thức món Kimchi ngon.


 Kimchi có rất nhiều công dụng khác nhau. Tuỳ theo độ chín, Kimchi có tác dụng kháng khuẩn, bản thân rau củ - nguyên liệu làm kimchi chứa đựng  nhiều chất sơ nên có thể phòng chống bệnh táo bón và các bệnh như viêm đường ruột. Ngoài ra, món ăn lên men tiêu biểu của Hàn Quốc – Kimchi tuỳ theo độ chín khác nhau tăng vi khuẩn acid lactic (khuẩn sữa), giống như sữa chua có tác dụng hạn chế sự tăng trưởng của vi khuẩn độc hại có trong ruột. Và cũng có hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh người lớn như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh về ung thư về đường tiêu hoá…

Việc dọn bàn ăn cơ bản có cơm, canh, kimchi, tương, tuỳ theo số món ăn có bàn ăn 3 đĩa, 5 đĩa, 7 đĩa, 9 đĩa, trong cung dọn bàn 12 đĩa. Có một đặc trưng là cho dù số món ăn có tăng thì nguyên liệu và cách chế biến sẽ không trùng nhau. Khi dọn bàn ăn cơm và canh được đặt ở hàng phía trước, canh được đặt bên tay phải bát cơm, món ăn được đặt phía sau đó, và tương được đặt ở chính giữa. Ngoài ra, món nóng và thịt đặt ở bên phải, món lạnh và rau đặt bên trái. Thìa đũa được đặt ở phía bên phải trên bàn và thìa được để phía trước.

Lễ nghi ăn uống

Tổ tiên của chúng ta đã giữ lễ nghi ăn uống truyền thống rất cẩn trọng. Khi ăn cơm với trang phục quần áo gọn gàng và giữ ý tứ trong cử chỉ của cơ thể, khi người lớn tuổi nhất trong gia đình cầm đũa ăn cơm thì người lớn trẻ con mới lần lượt cầm đũa. Khi ăn cơm phải ăn từ từ yên lặng làm sao để không nhìn thấy thức ăn trong miệng, không cầm đồng thời cả thìa và đũa cùng một lúc, không cầm bát lên khỏi bàn ăn. Sau khi ăn xong người lớn đứng lên trước sau đó mới đứng lên mới đúng là lễ nghi.

Món ăn đặc biệt

Hàn Quốc có phong tục nấu và ăn những món ăn đặc biệt theo mùa. Những khi này thường ăn những món ăn có độ dinh dưỡng cao và có vị ngon nhất được chế biến bằng nguyên liệu của mùa đó, Qua những món ăn này ta có thể khám phá được trí tuệ chứa đựng trong văn hoá ẩm thực của người Hàn Quốc.

Samgye'tang (gà tầnsâm) là món ăn được ăn nhiều vào mùa hè, chế biến bằng cách cho gạo nếp, nhân sâm, tỏi, táo tầu ... vào trong bụng con gà, đổ đầy nước vào xoong hoặc nồi ninh kỹ cho đến khi thịt vừa chín tới cho ra để ăn. Thịt gà và nhân sâm là nguyên liệu ẩm thực rất phù hợp với nhau nếu ăn vào mùa hè sẽ giúp ra nhiều mồ hôi và tan đi mệt mỏi mang lại sinh khí cho người ăn.

Bulgogi là món ăn được làm từ thịt bò có ít mỡ có vị ngon, mềm và không cay nên trẻ con cũng rất thích. Cho các loại gia vị như dầu vừng, tiêu bột, nước gừng, muối vừng, tỏi và hành đâm nhuyễn vào xì dầu đặc trộn đều để khoảng 30 phút (nếu hơn 30 phút thì vị ngon sẽ mất đi), khi ăn cho vào chảo đun nóng từ từ.

Naeeye-myeon(miến lạnh) khi nhìn vào ghi chép trong quá khứ với tư cách là món ăn truyền thống Hàn Quốc, là món ăn được đoán có từ thời đại Joseon. Contents Image

xanh trộn với bột kiều mạch, làm thành mì sợi sau đó cho ra bát to, cho các nguyên liệu như thịt luộc thái mòng, thịt bò xào, dưa chuột thái chỉ, lê thái chỉ, trứng gà luộc…lên trên. Nước dùng được làm từ thịt gà, thịt bò, thịt gà lôi hoặc nước muối kimchi củ cải để nguội sau đó đổ vào bát mì sau đó trộn giấm với mù tạc rồi ăn. Món Naeng-myeon này gọi là Naeng-myoen Bình Nhưỡng. Ngoài ra, ở vùng Ham Gyeong-do còn có món Ham-heung Naeng-myeon (gỏi miến lạnh) được làm từ tinh bột khoai tây có nhiều ở khu vực đó trộn lẫn với gỏi cá sống như cá hồng hoặc cá bẹt cùng gia vị tương ớt rồi ăn.

Trà

Trà đã phát triển với tư cách là đồ uống ưa thích của người Hàn Quốc từ rất sớm. Trà đạo mang ý nghĩa trau dồi sự khoan dung và tâm tính hiền hoà, tự khám phá bản thân qua quá trình uống và thưởng thức trà.

Theo sử kí Tam Quốc uống trà được truyền lại từ đời Nữ hoàng Seon-deok thời Silla, thời đại Goryeo là thời kì hưng thịnh của văn hoá uống trà. Vào thời Joseon, trà đạo tạm thời bị suy thoái, nhưng đến cuối thời đại này văn hoá trà đã phát triển trở lại với vai trò chủ yếu của các vị quan như Jeong Yak Yong, Kim Jeong Hee, Cho Eui Seon Sa. Trà là nguyên liệu đồ uống, lá của cây trà được hái vào những ngày đầu xuân, phơi khô, cho vào nước nóng hãm hoặc pha bột trà vào nước để uống.

Thông thường trà được pha 3 lần với nước có nhiệt độ từ 60~70 độ C, lần đầu tiên là thưởng thức “hương thơm', lần thứ 2 là thưởng thức “vị ngon” và lần thứ 3 là “vị thuốc”. Khi uống trà phải có vị nhẹ, hương thoang thoảng, và cảm giác êm dịu khi xuống cổ. Trong trà đạo tiếng đun nước kết hợp với mùi vị, hương thơm, màu sắc và cảm giác ấm áp khi rót trà được gọi là “ 5 điều thú vị khi thưởng thức trà”. Trà được biết đến không chỉ là thức uống giúp cho tinh thần sảng khoái và tăng trí nhớ mà còn có tính năng như giảm cholesterol, tác dụng tiêu độc và phòng chống ung thư. Hiện nay xuất hiện rất nhiều câu lạc bộ những người thích thưởng thức trà nên văn hoá uống trà của Hàn Quốc đang ngày càng phát triển.

 
Top